Bấm gọi ngay
[x]

☘ Gọi để được tư vấn nhanh nhé ☘

Chat bằng zalo

Những Mẹo Nhỏ Giúp Bạn Bảo Quản Áo Thun Đồng Phục

Áo đồng phục hiện đang làm mưa làm bão trong cộng đồng các doanh nghiệp, trường học, tổ chức xã hội hay những quán xá ven đường. Bởi đồng phục mang lại phong cách chuyên nghiệp cho người mặc, tạo hiệu ứng tập thể và tranh thủ được cái nhìn thiện cảm cho khách hàng.

 bao-quan-ao-thun-dong-phuc-1

Đa phần các loại áo thun đồng phục được ưa chuộng bởi lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, các bạn chưa có kinh nghiệm trong việc giặt giũ. Do đó dễ bị mắc sai lầm và gặp khó khăn trong việc bảo quản áo thun đồng phục của mình.

Mới nhận áo đồng phục, làm gì để giữ áo bền màu?

Trong niềm hân hoan áo mới, cả lớp rủ nhau diện áo đồng phục cho thỏa chờ mong. Một số bạn tranh thủ giặt áo ngay và vô tình làm hư chiếc áo đẹp của mình. Vậy, khi mới nhận áo đồng phục, cần xử lý thế nào?

Thông thường, màu nhuộm và mực in áo để ở nhiệt độ trường thì khoảng một tuần mới khô hoàn toàn. Song, các nhà sản xuất thường giao hàng sớm nhất có thể sau khi in xong. Do vậy màu áo và các hình in còn chưa khô hẳn dễ bị dính và loang màu.

Vì thế, nếu bạn cần mặc đồng phục sớm thì sau khi nhận áo tuyệt đối không giặt liền mà nên phơi chúng dưới nắng to càng khoảng một ngày. Bạn cần để mặt phải của áo ra ngoài để mực in khô nhanh, dính chặt vào sợi vải để chúng không bị nhòe hay biến dạng. Nếu thời gian phơi nắng mặt phải đã đủ để hình in khô thì bạn lộn áo phơi mặt trái để tránh làm bạc màu hình in và giúp màu nhuộm áo bền hơn.

Lần giặt áo thun đồng phục đầu tiên

bao-quan-ao-thun-dong-phuc-2

Sau khi mặc áo, không nên để lâu mới giặt vì mồ hôi trong áo sẽ làm xuất hiện những vết loang và dễ bị những nốt “châm kim”. Ở lần giặt này, nếu áo tương đối sạch thì khuyến khích bạn nên giặt với nước mát không bột giặt. Chỉ cho một chút xíu bột giặt vào nước khuấy đều cho nổi bọt và giặt nhanh trong trường hợp áo nhiều vết bần. Tiếp đó, phơi áo dưới nắng vừa phải và khi áo vừa khô thì nên cất sớm, tránh để lâu làm vải thun bị mục và bạc màu.

Một lưu ý khác không kém phần quan trọng là khi phơi áo, bạn nhớ đừng vắt áo mạnh tay vì sẽ làm thun bị nhão, mất độ đàn hồi. Nên phơi áo  theo ngang để áo không bị chảy xệ làm tăng chiều dài áo và dãn cầu vai.

Ở những lần giặt sau thì bạn có thể giặt với bột giặt như các loại áo bình thường. Và hãy nhớ giặt riêng đồng phục màu với đồ trắng và các loại quần áo phai màu khác nhé bạn. Cuối cùng, bạn không nên gấp phần in hình vào nhau nhé. Vì việc này sẽ làm chúng dễ bị dính lại với nhau lắm đấy.

Hy vọng với những mẹo đơn giản trên, bạn sẽ bảo quản đồng phục của mình đúng cách và giữ chúng mới thật lâu.

Xem thêm: